Tin công nghệ

Hậu Covid 19: Cơ Hội Và Thách Thức Cho Ngành Tài Chính – Ngân Hàng

Ngày 18 Tháng 03, 2022

Diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và khó lường, mặc dù chịu nhiều tác động, nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng tìm ra hướng đi mới áp dụng các giải pháp công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) để quản lý điều hành và phát triển kinh doanh hiệu quả.


Hậu covid 19 – cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng, tài chính

Giai đoạn 2016-2020 kết thúc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra cú sốc, dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam nổi lên là điểm sáng hiếm hoi với những thành công trong điều hành kinh tế thực hiện mục tiêu kép “Vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân”.

Nhiệm kỳ 2021-2025 bắt đầu với những khó khăn thách thức hiện hữu khi dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giá cả thị trường thế giới còn diễn biến bất thường, khó tiên lượng với xu hướng tăng, chính sách tài chính-tiền tệ của các nước có thể thay đổi khó lường phụ thuộc vào tương quan giữa khả năng kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế và rủi ro lạm phát.

Bất chấp tác động của đại dịch, lợi nhuận của ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng cao, có hơn chục ngân hàng ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ, chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt. Trong bối cảnh đó, để góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhiệm kỳ Đại hội Đảng XIII, ngành Ngân hàng cần phát huy các kết quả đạt được thời gian qua và tiếp tục đổi mới, sáng tạo để thích nghi với bối cảnh, tình hình mới. Trong thách thức, vẫn rất nhiều cơ hội hiện hữu với ngành Tài chính – Ngân hàng thông qua các dẫn chứng thiết thực:

Môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá ổn định: Sự nỗ lực kiểm soát tốt về dịch bệnh đã khẳng định Việt Nam là môi trường đầu tư tốt trong dài hạn với an toàn về dịch tễ, kinh tế và chính trị ổn định, thu hút kiều bào về nước đầu tư cũng như người nước ngoài.

Các ngân hàng tăng cường đầu tư công nghệ số: Nhiều ngân hàng trong nước đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước: Nghị quyết số 52-NQ/TW năm 2019 do Bộ Chính trị ban hành nhằm phát triển ngân hàng số, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển đổi số; Nghiên cứu đề xuất ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số Việt Nam; Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;…

Chuyển đổi số quyết định vị thế Ngành Tài chính – Ngân hàng

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng với lượng dữ liệu và thông tin khổng lồ, ngân hàng là một trong những ngành tiên phong chuyển đổi số để chủ động thích ứng với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

Với Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 được chính phủ phê duyệt, các doanh nghiệp ngân hàng cần ứng dụng giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán dựa trên những công nghệ cốt lõi như: nền tảng giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (AI, Big Data, Data Analytics), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhận dạng sinh trắc học (Biometrics).

“Cuộc đua” điện toán đám mây của các ngân hàng Việt

Điện toán đám mây cho là ​​sẽ thay đổi ngành ngân hàng sâu sắc trong thời gian tới khi đang trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn mở rộng cơ sở hạ tầng, lưu trữ dữ liệu an toàn. Các giải pháp công nghệ điện toán đám mây được phát triển dưới dạng dịch vụ có thể truy cập được mọi lúc mọi nơi bằng internet.

Đối với ứng dụng ngân hàng số, ngân hàng điện tử tại Việt Nam, điện toán đám mây giải quyết bài toán khi hệ thống quá tải khi khách hàng không thể đăng nhập hay giao dịch do lượng truy cập quá lớn. Điều này giúp các doanh nghiệp ngân hàng thuận tiện triển khai các mô hình kinh doanh và hoạt động để cải thiện việc tạo doanh thu, quản lý điều hành tốt hơn, hợp lý hóa quy trình, nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm kỹ thuật số cho khách hàng.

“Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030” được NHNN ban hành tháng 12/2019 đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 60% ngân hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, đến năm 2030 tỷ lệ này tăng lên 100%. Điều này khẳng định điện toán đám mây không đơn thuần là là một đề xuất hay một lựa chọn mà là một chiến lược công nghệ bắt buộc phải ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

Là đối tác CCSP (Cloud Certified Services Provider) duy nhất của Red Hat tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, đối tác hợp tác của VNPT về mặt hạ tầng điện toán đám mây, cùng đó là hợp tác chiến lược với nhiều đơn vị công nghệ thông tin hàng đầu trong nước và quốc tế khác, Sao Bắc Đẩu Telecom là đơn vị hàng đầu cung cấp Hệ sinh thái dịch vụ điện toán đám mây chuyên nghiệp và toàn diện cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ của Sao Bắc Đẩu Telecom luôn đảm bảo an ninh công nghệ, an toàn dữ liệu, tính bảo mật cao và sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia trong suốt quá trình sử dụng.

Sao Bắc Đẩu Telecom – Giải pháp Chuyển đổi số Toàn diện & Hiệu quả

Hotline: 1900 59 99 69 – Email: infor.telecom@saobacdau.vn

Website: www.saobacdautelecom.vn

CONTACT US