Tin công nghệ
Phần 1: Đại dịch nhấn mạnh vai trò của Chuyển đổi số
Đại dịch COVID-19 “bủa vây” đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho mọi mặt đời sống. Tuy nhiên, xét ở góc độ vĩ mô, đại dịch cũng là chất “xúc tác” thúc đẩy các doanh nghiệp buộc phải nhìn nhận thẳng thắn lần nữa về tầm quan trọng của Chuyển đổi số trong việc duy trì sự sống còn của doanh nghiệp. Thực tế sau những cơn bùng phát dịch lớn trong vài năm qua, chuyển đổi số chính là “chìa khoá” để doanh nghiệp thích ứng và vượt qua thách thức.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85.500 DN, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Sự bùng phát mạnh của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
Để vượt qua thách thức hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm chuyển đổi mô hình hoạt động, số hóa trong các khâu vận hành, quản lý, khai thác, giao nhận vận tải và tạo nên những “làn sóng” lan tỏa trên thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ… đã chuyển từ kênh kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử.
Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, COVID-19 đã thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số của ngành này nhanh hơn từ 3-5 năm, tạo bước nhảy vọt cho thanh toán số. Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đều tăng trưởng mạnh, tương ứng 75,2% và 30% so với cùng kỳ năm 2019; đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh, tương ứng gần 125% và 130% so với cùng kỳ năm 2019. Một thống kê khác cũng cho thấy, trước khi COVID-19 bùng phát, chỉ 20% doanh nghiệp để ý đến chuyển đổi số. Sau 6 tháng, có đến hơn 70% doanh nghiệp chú ý đến quá trình này và trên 50% doanh nghiệp đang thực hiện. COVID-19 là thách thức, cũng như là cơ hội để thực hiện chuyển đổi số (số liệu năm 2020).
Việc chuyển đổi số cũng là một trong những giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ về việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì?
Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Nhìn chung, theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến bao gồm: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số.
Trong khi đó đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
(Nguồn: moit.gov.vn, thanhhoa.gov.vn, cand.com.vn, quanlynhanuoc.vn)
(Đón xem phần 2: Quy trình cơ bản cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số)
Là đối tác CCSP (Cloud Certified Services Provider) duy nhất của Red Hat tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, đối tác hợp tác của VNPT về mặt hạ tầng điện toán đám mây, cùng đó là hợp tác chiến lược với nhiều đơn vị công nghệ thông tin hàng đầu trong nước và quốc tế khác, Sao Bắc Đẩu Telecom là đơn vị hàng đầu cung cấp Hệ sinh thái dịch vụ điện toán đám mây chuyên nghiệp và toàn diện cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ của Sao Bắc Đẩu Telecom luôn đảm bảo an ninh công nghệ, an toàn dữ liệu, tính bảo mật cao và sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia trong suốt quá trình sử dụng.
Sao Bắc Đẩu Telecom – Giải pháp Chuyển đổi số Toàn diện & Hiệu quả
Hotline: 1900 59 99 69 – Email: infor.telecom@saobacdau.vn
Website: www.saobacdautelecom.vn